Các cơ chế thích nghi của tim Suy_tim

Trước khi bị suy, tim có nhiều cơ chế để bù trừ lưu lượng tuần hoàn nhằm đảm bảo lượng máu đến nuôi các cơ quan. Các cơ chế để bù trừ[7] bao gồm:

  • Tăng nhịp tim: là cơ chế nhanh và nhạy nhất để tăng lượng máu cung cấp cho các cơ quan khi có tín hiệu thiếu oxy hay giảm thể tích tuần hoàn. Tuy nhiên, tăng nhịp tim kéo dài có thể dẫn tới tim co bóp trong trạng thái rỗng, thiếu oxy nuôi tim, sinh ra chuyển hóa yếm khí và toan hóa[8] môi trường.
  • Dãn sợi cơ tim: theo định luật Starling: "Độ dài sợi cơ tim trong một giới hạn nhất định tỉ lệ thuận với sức co của nó", tức là sợi cơ tim càng dãn dài thì lực co càng mạnh, lượng máu tống ra càng nhiều. Tuy nhiên, sự dãn quá mức gây mất trương lực và dẫn tới sức co giảm và gây suy tim.
  • Phì đại cơ tim: là biện pháp cuối cùng để thích nghi với tình trạng thiếu máu đến tổ chức, sợi cơ tim phì đại để tăng lượng máu tống ra mỗi chu kì. Tuy nhiên, phì đại quá mức và kéo dài sẽ dẫn tới những hậu quả như dày nhĩ, dày thất và cuối cùng dẫn tới suy tim.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Suy_tim http://www.heartfoundation.org.au/SiteCollectionDo... http://www.diseasesdatabase.com/ddb16209.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=428.... http://www.mayoclinic.com/health/heart-failure/DS0... http://www.medterms.com/script/main/art.asp?articl... http://www.yhoc-net.com/cac-bai-viet-cu/986-suy-ti... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22741186 //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2020/MB_cgi?field=uid&t... http://patient.info/doctor/heart-failure-diagnosis... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2...